Phong thủy lưỡi hổ và lợi ích bất ngờ của loài cây này

0 comments
Các loại cây lưỡi hổ thường được dùng đặt ở bàn làm việc và làm cây cảnh không gian phòng khách tại gia vừa giúp mang lại bầu không khí tươi xanh và góp phần tạo nên phong thủy tiếp thêm năng lượng mạnh mẽ cũng như mong muốn nhà nhà gặp may mắn tài lộc. Cùng Hoa lan 360 tìm hiểu chi tiết hơn về lợi ích mà cây lưỡi hổ mang lại cho con người bạn nhé!

Cây lưỡi hổ có những loại nào?

Cây lưỡi hổ có những loại nào?

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc xuất xứ từ những vùng nhiệt đới Nam Phi. Đây là loài cây cảnh mọc lâu năm và không có thân trên mặt đất. Lá có màu xanh đậm, mặt nhẵn với những vết đốm màu xám xanh là đặc trưng của lưỡi hổ. Lá trơn bóng với viền là lượn sóng khá đẹp.

Cây lưỡi hổ có những loại nào?

Cây lưỡi hổ cọp

Cây lưỡi hổ cọp còn có tên gọi khác là lưỡi hổ vàngĐặc điểm hình dáng lưỡi hổ cọp với lá dài và cao, viền màu vàng. Nơi bộ phận lá tích tụ nhiều nước nên cung cấp nước đi nuôi cây rất tốt nếu gặp thời tiết khô hạn. Hoa lưỡi hổ cọp màu trắng, đốm màu nâu, hình dáng cánh hoa kết thành ống dài.

Hình ảnh cây lưỡi hổ cọp

Hình ảnh cây lưỡi hổ cọp 

Vì cây lưỡi hổ cọp khá dài nên cần lưu ý kích thước phù hợp với địa điểm bạn đặt cây để trang trí. Bạn có thể đặt cây lưỡi hổ cọp trong phòng khách, ban công gia đình thì sẽ phù hợp hơn đặt ở bàn làm việc.

Lưỡi hổ Thái

Lưỡi hổ Thái có lá cứng và dày, bề mặt lá nhẵn bóng và khá rộng. Sắc màu nổi bật lưỡi hổ Thái là màu xanh đen đậm tô điểm thêm viền vàng. Lá khá ngắn và không thẳng như lưỡi hổ khác. Cây còn có tên gọi tiếng anh là Black Gold Superba.

Đặc điểm hình thái cây lưỡi hổ thái

Đặc điểm hình thái cây lưỡi hổ thái

Cây lưỡi hổ Cylindrica

Ở nước ngoài cây lưỡi hổ Cylindrica rất được ưu chuộng

Ở nước ngoài cây lưỡi hổ Cylindrica rất được ưu chuộng

Sở dĩ loại cây này có tên là lưỡi hổ Cylindrica vì Cylindrica có nghĩa là hình trụ. Lá cây lưỡi hổ Cylindrica có dáng hình trụ đặc biệt, nhìn lạ mắt và thú vị hơn các loại lưỡi hổ khác.

Cây lưỡi hổ vàng đen

Đặc điểm hình dáng lưỡi hổ vàng đen là màu sắc ở ngay phía trên lá. Lá có màu xanh đậm viền vàng,kích thước lá to bản, độ cứng ở lá và sắc màu hoàn toàn khác lưỡi hổ cọpCây lưỡi hổ vàng đen này sẽ thích hợp để chưng ở bàn làm việc hơn và được trồng trong nhà nhiều nhất trong các loại lưỡi hổ.

Cây lưỡi hổ vàng đen

Cây lưỡi hổ vàng đen 

Cây lưỡi hổ vàng lửa

Cây lưỡi hổ vàng lửa có nét đặc trưng với màu lá vàng đồng tone sáng. Cây có khả năng đặc biệt vào lúc trưởng thành sẽ đổi màu, lá trên cây chuyển dần từ sắc đồng vàng sáng sang tone xanh đen đậm.

Cây lưỡi hổ vàng lửa có đặc điểm gì?

Cây lưỡi hổ vàng lửa có đặc điểm gì?

Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ là gì?

Các chậu cây cảnh ngoài những ý nghĩa cơ bản, nó còn được chú ý về mặt ý nghĩa trong phong thủy. Người ta đồn tai nhau rằng những người trồng cây lưỡi hổ trong nhà sẽ được Bát Tiên tặng 8 món quà (8 món quà ở đây được ví như 8 phẩm hạnh tốt đẹp của con người). Tại Trung Quốc, người ta thường thấy gia chủ chăm và đặt chậu lưỡi hổ ngay cửa ra vào, tỏ ý muốn rước Bát Tiên ghé nhà.

Chậu cây lưỡi hổ có ý nghĩa về phong thủy đặc biệt

Chậu cây lưỡi hổ có ý nghĩa về phong thủy đặc biệt

Bên cạnh việc trang trí cho ngôi nhà, cây lưỡi hổ còn có tác dụng trong kinh doanh và cuộc sống thường ngày như việc chưng dụng nó làm món quà tặng đối tác, bạn bè nhằm gửi lời chúc tốt đẹp đến đối phương. Cầu chúc cho người nhận gặp may mắn tài lộc, rũ bỏ những điều xấu và không ngừng tiến lên trong cuộc sống tương lai.

Về vị trị đặt cây lưỡi hổ sao cho phong thủy. Vì đây là loại cây có năng lượng rất mạnh mẽ nên sẽ tốt khi bạn đặt ở các góc Đông Nam, Bắc hoặc Tây là những chỗ có phong thủy tốt, giúp bảo vệ nơi bạn sống, chống lại khí xấu quanh khu vực sinh hoạt.

Cây lưỡi hổ hợp với mệnh nào?

Để yếu tố phong thủy cây lưỡi hổ đạt hiệu quả nhất định thì cần chú ý thêm về việc lựa chọn cây trồng trang trí nhà sao cho hợp mệnh gia chủ. Vậy cây lưỡi hổ hợp mệnh nào? Theo như đặc điểm đã nêu trên, lá cây lưỡi hổ có màu xanh viền vàng, hình thái nhọn như lưỡi dao. Tone màu này được cho là phù hợp với những người mang mệnh Thổ hoặc Kim. Tương sinh cho người mệnh Thổ hay Kim và cây lưỡi hổ còn được coi như bùa hộ mệnh. Cây lưỡi hổ phong thủy sẽ giúp cho người mệnh Kim và mệnh Thổ phát huy được các vận thế tốt, công việc thuận lợi, sự nghiệp thăng tiến.

Vị trí phù hợp đặt chậu cây lưỡi hổ cho người mệnh Kim và mệnh Thổ

Vị trí phù hợp đặt chậu cây lưỡi hổ cho người mệnh Kim và mệnh Thổ

Tuy rằng hợp nhưng người mệnh Thổ và mệnh Kim khi chơi cây lưỡi hổ hoặc trồng cây lưỡi hổ trong nhà cũng nên lưu tâm đến ví trí đặt để kích thước cây được phù hợp nhất, hướng nên đặt chậu cây lưỡi hổ thường là hướng Nam.

Tác dụng của cây lưỡi hổ đến con người

- Cho giấc ngủ ngon hơn: Thường thì người ta thường khuyến cáo không nên để cây cảnh trong phòng ngủ vì cây thường thải khí CO2 vào ban đêm, nhưng tác dụng cây lưỡi hổ lại hấp thụ những độc tố và nhả khí oxy ra môi trường, tạo cho không gian trong lành cho giấc ngủ ngon hơn.

Loại bỏ các độc tố: Theo các nghiên cứu của NASA, lợi ích của lưỡi hổ được tìm thấy khi chúng có thể loại bỏ các độc tố nguy hiểm cho sức khỏe con người như xylene, nito oxit hay formal dehyd,.. Các hóa chất này thường có ở các khu công nghiệp lớn nhỏ, cửa hàng, sân bay, xưởng sản xuất sơn, hóa chất,.. vì vậy sẽ rất tốt nếu các chậu cây lưỡi hổ được đặt xung quanh không gian này, sẽ có lợi hơn cho sức khỏe chúng ta.

Lợi ích của cây lưỡi hổ tới sức khỏe con người

Lợi ích của cây lưỡi hổ tới sức khỏe con người

Giảm dị ứng ở da: Do các chất bui bẩn nhỏ li ti trong không khí, da chúng ta thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những mẩn ngứa hoặc dị ứng ngoài mong muốn. Cây lưỡi hổ có công dụng loại bỏ đi do yếu tố thanh lọc sẽ làm dịu đi các vấn đề dị ứng ở da.

Làm quà tặng: Ngoài lợi ích trang trí nội thất đẹp, cây lưỡi hổ còn được làm quà tặng với ý nghĩa mang đến thịnh vượn, tài lộc cho người nhận.

Chăm sóc cây lưỡi hổ tại nhà

Đây là loại cây cảnh có khả năng chịu được khô hạn nên không cần tưới nước quá nhiều. Chính vì vậy việc chăm sóc cây lưỡi hổ tại nhà không tốn công nhiều.

Đặt một chậu lưỡi hổ ngay trước thềm nhà

Đặt một chậu lưỡi hổ ngay trước thềm nhà

Tưới nước: 2- 3 tuần tưới một lần và tưới ở dạng phun ẩm. Không cần tưới nhiều vì cây chịu hạn tốt.

Về ánh sángCây lưỡi hổ ưa bóng râm nên không chịu được cái nắng quá gắt. Vì thế bạn cần chú ý đến điều kiện ánh sáng để cây chưng được lâu dài.

Nhiệt độ cần thiết: từ 18 – 30 độ là nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển bình thường, tránh để cây ở môi trường quá 33 độ bạn nhé.

Phân bón: Khi cây đang trong giai đoạn phát triển thì bón phân lân NPK, bón cách gốc 10 cm, khoảng hơn 3 tháng bón một lần và mùa đông thì không cần phân bón.

Chăm sóc cây lưỡi hổ tại nhà không hề khó

Chăm sóc cây lưỡi hổ tại nhà không hề khó

Sâu bệnhCây lưỡi hổ có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nên bạn không cần chú ý đến vấn đề này.

Bài chia sẻ về lợi ích của cây lưỡi hổ tới sức khỏe con người đến đây là hết. Hy vọng bạn đọc sẽ biết thêm nhiều hơn về loài cây lưỡi hổ qua chia sẻ của Hoa lan 360. Chúc bạn đọc một ngày vui vẻ!

>>: Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và các chăm sóc lan đai chậu ra hoa đẹp



Post a Comment