Việc chọn lựa các loại hoa cúng rằm tháng 7 không chỉ là một hành động thể hiện lòng thành kính mà còn mang lại sự an lạc và thanh tịnh cho gia đình. Mỗi loại hoa đều có ý nghĩa đặc biệt, góp phần tạo nên không gian cúng rằm trang nghiêm và ý nghĩa. Hãy chọn những loài hoa phù hợp để trang trí bàn thờ và gửi gắm tâm nguyện của mình trong ngày rằm tháng 7.
Các loại hoa cúng rằm tháng 7
Hoa sen
Hoa sen được sử dụng để làm hoa cúng rằm tháng 7 vì mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và văn hóa. Nó biểu tượng cho sự thanh khiết và cao quý, liên kết mật thiết với Phật giáo, thể hiện sự tôn kính đối với Đức Phật. Hoa sen còn tượng trưng cho sự giác ngộ và thanh tịnh, thích hợp để dâng cúng trong Lễ Vu Lan. Với vẻ đẹp thanh nhã, trang trọng và mùi hương dịu nhẹ, hoa sen tạo nên không gian linh thiêng, yên bình, thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng đối với tổ tiên và các giá trị văn hóa, Phật giáo truyền thống.
Hoa sen cúng rằm tháng 7
>>XEM THÊM: HOA SEN DÂNG LỄ PHẬT ĐẢN Ý NGHĨA
Hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng cúng lễ rằm tháng 7 (Lễ Vu Lan) vì nó tượng trưng cho sự trường thọ, may mắn và lòng hiếu thảo. Màu vàng thể hiện sự phú quý và hạnh phúc, và hoa cúc vàng có khả năng giữ tươi lâu, phù hợp với không khí trang nghiêm của các lễ cúng trong Phật giáo.
Hoa cúc vàng cúng rằm tháng 7
Hoa đồng tiền
Sử dụng hoa đồng tiền trong lễ cúng rằm tháng 7 vì nó mang ý nghĩa may mắn và phú quý, có màu sắc tươi sáng và dễ bảo quản trên bàn thờ. Điều này phù hợp với không khí trang nghiêm của nghi lễ và tuân theo tập quán truyền thống lâu đời trong văn hóa người Việt Nam nên hoa đồng tiền cũng thường được sử dụng để làm hoa cúng bái rằm tháng 7.
Hoa đồng tiền cúng rằm tháng 7
Hoa cúc mẫu đơn
Chữ "mẫu" trong hoa cúc mẫu đơn còn được hiểu là "mẫu tử. Vì vậy, hoa cúc mẫu đơn không chỉ đơn thuần là một loài hoa đẹp mà nó còn còn phù hợp để làm hoa cúng lễ rằm tháng 7 ( Lễ Vu Lan) thể hiện được sự biết ơn, tri ân và thể hiện lòng trung thành của con cái đối với cha mẹ, tổ tiên.
Hoa cúc mẫu đơn cúng lễ rằm tháng 7
Hoa lan
Theo tín ngưỡng Phật giáo, rằm tháng 7 là dịp linh thiêng, khi các linh hồn cầu nguyện và cầu cứu khỏi nơi hình phạt. Hoa lan được coi là loài hoa mang phẩm chất cao quý nên hay được trồng trong các đài hoa tại ngôi chùa. Người Phật tử thường cúng lễ rằm tháng 7 bằng hoa lan và các vật phẩm khác để cầu nguyện cho gia đình và người thân, mong muốn họ được bình an, hạnh phúc.
>> XEM THÊM: Ý NGHĨA CỦA CÁC LOÀI HOA NỞ VÀO THÁNG 7
Những loại hoa không nên dâng cúng rằm tháng 7
Hoa nhài
Hoa nhài thường được liên kết với hình ảnh tổ tiên và một số câu chuyện dân gian cho rằng hoa nhài là nơi linh hồn người chết lưu trú. Do đó, khi sử dụng hoa nhài để cúng rằm tháng 7 có thể bị coi là khơi dậy các linh hồn không mong muốn. Vì vậy, dù hoa nhài là một loại hoa đẹp và có ý nghĩa trong nhiều dịp khác, nhưng vào dịp Vu Lan, truyền thống và quan niệm dân gian khuyên người ta không nên sử dụng hoa nhài để cúng.
Hoa nhài không nên cúng rằm tháng 7
Hoa giả
Hoa giả không nên được dùng trong cúng rằm tháng 7 bởi vì hoa giả thiếu đi sự chân thật, đồng nghĩa với việc dối gian, không trung thực thiếu đi sự tôn trọng đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ nên cần sử dụng hoa tươi để cúng rằm tháng 7 thay vì sử dụng hoa giả.
Hoa sứ
Hoa sứ thường được trồng nhiều ở các khu vực nghĩa địa, nghĩa trang nên mang một phần ý nghĩa liên quan đến sự chia ly, tang tóc. Theo quan niệm dân gian, hoa sứ có mùi hương nồng nàn nhưng cũng khá u buồn và thường được liên tưởng với sự u tịch, không may mắn. Thế nên không sử dụng hoa sứ để cúng rằm tháng 7, điều này không phù hợp với tinh thần trang nghiêm và thanh tịnh của các buổi lễ cúng bái.
Hoa sứ không nên cúng lễ rằm tháng 7
>> XEM THÊM: 5 LOẠI HOA NÊN CÚNG LỄ RẰM THÁNG 7
Shop hoa360 about.me/shophoa360 |
Post a Comment